CÔNG TY TNHH CỜ SAO - 964/55 Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP.HCM - Hotline: 0907 990 603 - Email: cuahangco@gmail.com

Giới thiệu

Liên hệ

Nguồn gốc của quốc kỳ các nước

Nguồn gốc của quốc kỳ các nước

Từ xa xưa, người ta đã biết dùng lá cờ để biểu trưng cho một nhân vật lãnh đạo hay một gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ của bên mình làm điểm hội tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân. Trong các cuộc giao chiến, việc cắm được cờ của mình trên đất địch hay cướp đoạt được cờ của địch đều được xem là một chiến công rạng rỡ.

Thời quân chủ chuyên chế, lá cờ của nhà vua cũng là biểu tượng của quốc gia, nhưng chỉ được dựng lên tại những nơi có vua ở. Ở những nơi khác thì dựng cờ của các vị lãnh chúa địa phương. Ý niệm quốc kỳ là biểu tượng chủ quyền quốc gia trên toàn thể lãnh thổ chỉ mới xuất hiện về sau này. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết về quốc kỳ các nước trong bài viết này nhé.

Quy ước chung của quốc kỳ của các nước

Có rất nhiều quy ước liên quan đến cách trình bày quốc kỳ sao cho đúng với những quy tắc chung. Quốc kỳ phải được treo ở vị trí danh dự, trang trọng nhất và không bao giờ ở vị trí thấp hơn các lá cờ khác. Những quy định sau là tiêu biểu:

  • Khi được treo chung cùng những lá cờ khác, quốc kỳ phải được treo ở cột cờ riêng cao hơn các lá cờ khác. Sẽ được kéo lên đầu tiên và hạ xuống cuối cùng.
  • Khi được treo cùng nhau, quốc kỳ của cá nước phải có kích thước xấp xỉ hoặc bằng nhau. Phải được treo ở cùng một độ cao để thể hiện sự công bằng. 
  • Nếu lá Quốc kỳ được treo cùng với lá cờ khác mà không phải là quốc kỳ thì nó phải được treo ở một cột cờ riêng. Hoặc cao hơn phải đứng ở vị trí danh dự.
  • Nếu một lá cờ được treo lên cột chéo cùng lúc với lá cờ khác. Thì lá quốc kỳ bên phải nằm ở phía bên trái của người quan sát và cột cờ quốc kỳ phải ở phía trước của các cột cờ còn lại. 
  • Trong lễ diễu binh, quốc kỳ sẽ được đặt ở phía bên phải của đoàn diễu hành. Nếu chỉ có một hàng cờ, lá quốc kỳ nên được đặt ở vị trí danh dự.
  • Trong một vài trường hợp ngoại lệ, lá quốc kỳ đc treo ⅔ điều đó biểu hiện của lá cờ rủ

Quốc kỳ nước Việt Nam

Cờ Tổ quốc Việt Nam có hình chữ nhật, với chiều rộng bằng ⅔ chiều dài. Lá cờ có màu đỏ và một ngôi sao vàng 5 cánh nằm ở chính giữa. Vào ngày 30/11/1955 lá cờ Việt Nam được sử dụng hợp pháp.

Nền cờ màu đỏ của Quốc kỳ Việt Nam là  tượng trưng cho cách mạng. Ngôi sao 5 cánh trên lá quốc kỳ biểu trưng cho 5 tầng lớp: Sĩ, nông, công, thương binh đoàn kết chiến đấu. Màu vàng được xem là màu truyền thống là màu tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Năm 1940 lá cờ lần đầu tiên được sử dụng trong thời kỳ khởi nghĩa chống lại sự cai trị của Pháp.

Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định. Điều đó cũng được lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Lời kết

Trên đây là một vài quy ước trong việc sử treo quốc kỳ của các nước. Quốc kỳ là biểu tượng thiêng liêng của mỗi quốc gia nên việc treo quốc kỳ như thế nào cho đúng cũng rất quan trọng. Một lá quốc kỳ đẹp thì phải đạt tiêu chuẩn từ màu sắc đến chất liệu vải và đường may có chắc chắn. Để mua được lá quốc kỳ đạt tiêu chuẩn thì bạn phải chọn mua ở một địa chỉ uy tín

Nếu bạn đang có nhu cầu đặt mua để sử dụng cho đơn vị của mình. Hãy liên hệ  090 799 0603 để được các nhân viên của Cờ Sao tư vấn. Chúc bạn sớm chọn mua được những sản phẩm chất lượng với giá tốt.

 

Bài viết liên quan:

Cờ Phướn Là Gì? Có lẽ bạn đã từng quen thuộc với nhiều loại cờ mang những tên gọi khác nhau, nhưng “cờ phướn” có

Danh Mục

Fanpage

Bài Hát Về Lá Cờ

DANH MỤC HIỆU CỜ