Nguồn gốc và ý nghĩa của cờ Phật giáo là gì?
Là con của Phật, chúng ta cần luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật giáo. Lá cờ Phật giáo cũng như lá cờ Tổ quốc. Nếu như lá cờ Tổ quốc đại diện cho niềm tự hào của dân tộc Việt Nam thì cờ Phật giáo lại tượng trưng cho các tín đồ Phật giáo. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của cờ Phật giáo. Thêm vào đó, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ cho bạn một địa chỉ làm cờ Phật giáo uy tín nhé.
Nguồn gốc cờ Phật giáo
Theo nhiều phỏng đoán thì người đã làm ra cờ Phật giáo có tên là Henry Steel Olcott. Ông sinh ngày 02/08/1832 tại New Jersey và mất ngày 17/2/1907 tại Adgar. Ông nguyên là đại tá Hải Quân của Quân đội Hoa Kỳ. Ông là người có công lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Tích Lan. Do đó nhà Phật học có tên là Anaragika Dharmapala người Tích Lan đã khôi phục lại nền Phật giáo Ấn Độ năm 1981. Từ đó, Phật giáo đã truyền bá sang phương Tây rồi lan ra khắp thế giới.
Khi Henry quy y Tam Bảo, ông tổ chức nhiều trường học Phật giáo ở khắp nơi. Không chỉ ở Tích Lan, ông còn mở ở Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ. Năm 1989, ông đã cùng Thượng Tọa Susmangala đã phỏng theo sáu màu hào quang của Đức Phật. Đó là các màu xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của năm màu này. Từ đó cờ Phật giáo đã ra đời.
Lá cờ này được công bố vào năm 1885 và treo trong lễ Phật Đản trong cùng năm. Năm 1950, Đại hội Phật giáo thế giới đã công nhận lá cờ này là lá cờ chính thức của phật giáo. Tại Việt Nam, chùa Từ Đàm tổ chức Đại hội Phật giáo ba miền. Thượng tọa Tố Liên đã tặng Đại hội lá cờ này. Vì thế Đại hội đã chấp nhận lá cờ này cũng là cờ Phật giáo Việt Nam.
Ý nghĩa của cờ Phật giáo
Năm màu sắc của lá cờ Phật giáo gồm: xanh dương, vàng, đỏ, trắng, cam. Đây đều là những sắc màu biểu trưng cho ánh sáng hào quang của chư Phật. Mỗi màu sắc lại có ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:
Màu trắng tượng trưng cho Tín căn.
Màu đỏ tượng trưng cho Tinh tấn căn.
Màu vàng tượng trưng cho Niệm căn.
Màu xanh dương tượng cho Định căn.
Màu da cam tượng trưng Huệ căn.
Trong đó, tín căn là lòng tin mạnh mẽ và vững chắc. Lòng tin này không phải là lòng tin mù quáng, bất chấp lý trí. Nó là kết quả của sự suy luận sáng suốt, kỹ càng. Tấn căn là tinh tấn. Tấn căn là sự tinh tấn và dũng mãnh bước trên con đường tu tập, không bao giờ lui lại. Niệm căn có nghĩa là ghi nhớ. Mục tiêu của niệm là nhớ những phương pháp thực hành. Định căn là sự tĩnh lặng và yên tịnh trong lòng, chỉ chuyên chú vào chánh pháp. Huệ căn là trí tuệ thông suốt, in sâu trong thâm tâm vạn pháp.
Nói một cách chung nhất, cờ Phật giáo thể hiện những sức mạnh của Ngũ căn và Ngũ lực. Cả hai đều vừa là căn bản, vừa là nghị lực phát triển công đức.
Chọn địa chỉ nào làm cờ Phật giáo
Nếu đang có nhu cầu làm cờ Phật giáo, bạn hãy tham khảo xưởng in COSACO. COSACO là thương hiệu in chuyển nhiệt xưởng in uy tín. Chúng tôi chuyên nhận làm cờ Phật giáo với chất lượng cao và giá thành phải chăng.
Khi đặt làm cờ Phật giáo, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:
+ Chất liệu vải cao cấp được nhập trực tiếp tại kho xưởng. Sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt hiện đại mới.
+ Mẫu cờ Phật giáo theo đúng tiêu chuẩn. Có nhiều kích thước khác nhau để khách hàng lựa chọn.
+ Giao hàng tận nhà cho khách. Nếu kiểm tra hàng không có vấn đề gì, bạn có thể thanh toán trực tiếp. Nếu hàng có lỗi, hãy phản hồi lại ngay để xưởng tìm hướng khắc phục.
+ Có chế độ bảo hành cho mọi sản phẩm bị lỗi.
+ Với những đơn hàng lớn, chúng tôi áp dụng chính sách chiết khấu, giảm giá.
Trên đây là bài viết chia sẻ nguồn gốc và ý nghĩa của cờ Phật giáo là gì. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn.
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ NHẬN BÁO GIÁ TỐT NHẤT
Tư vấn trực tuyến 1: 090.300.6825 – 085.302.0190 (Ms. Thủy)
Tư vấn trực tuyến 2: 0286.675.5911 – 090.799.0603 (Ms. Hiền)
Tư vấn trực tuyến 3: 093.862.3373 (Ms. Thơm).